MCP VÀ TƯƠNG LAI CỦA CÁC AI TOOL

img-2
Từ hồi OpenAI tung ra function calling năm 2023, tui đã bắt đầu ngẫm xem làm sao để mở khóa cả một hệ sinh thái agent và tool ngon lành. Càng ngày, các model nền tảng càng thông minh, nhưng khả năng tương tác của agent với tool bên ngoài, data hay API lại càng bị phân mảnh. Dev giờ phải tự tay implement từng con agent với business logic riêng cho mỗi hệ thống mà nó đụng tới.
Loạn xạ cả lên!
Rõ ràng là cần một chuẩn chung cho việc execute, fetch data, và gọi tool. API từng là thứ thống nhất đầu tiên của internet – tạo ra ngôn ngữ chung cho phần mềm giao tiếp – nhưng AI model thì vẫn chưa có cái tương tự. Thế rồi, Model Context Protocol (MCP), ra mắt tháng 11/2024, nổi lên như một giải pháp hứa hẹn, được dân dev và cộng đồng AI đón nhiệt tình. Trong bài này, tui sẽ đào sâu xem MCP là gì, nó thay đổi cách AI chơi với tool ra sao, dev đang build gì với nó, và các vấn đề còn cần giải quyết.
MCP là gì?
MCP là một giao thức mở, giúp hệ thống cung cấp context cho AI model theo cách tổng quát, dùng được cho nhiều integration. Nó định nghĩa cách AI gọi tool bên ngoài, lấy data, và tương tác với dịch vụ. Để hình dung cụ thể, tưởng tượng cái Resend MCP server hoạt động với nhiều MCP client kiểu như một trung tâm điều phối – client nào cần gì thì server đáp ứng cái đó.
Ý tưởng này không mới đâu, MCP lấy cảm hứng từ LSP (Language Server Protocol). Ai xài code editor chắc quen: gõ code mà thấy autocomplete hay diagnostic hiện lên là nhờ LSP – client hỏi, server trả lời. Nhưng MCP đi xa hơn, nó tập trung vào mô hình execution kiểu agent: không chỉ phản hồi thụ động như LSP, MCP cho phép agent tự quyết định dùng tool nào, theo thứ tự gì, chain chúng ra sao để hoàn thành task. Thêm nữa, MCP còn có tính năng “human-in-the-loop” – người dùng nhảy vào cung cấp data thêm hoặc duyệt execution.
Dùng MCP đang hot
Có bộ MCP server ngon, mọi MCP client đều có thể biến thành app vạn năng.
Ví dụ điển hình là Cursor – vốn là code editor nhưng cũng là MCP client đỉnh cao. Dân xài Cursor giờ có thể biến nó thành Slack client nhờ Slack MCP server, gửi email qua Resend MCP server, hay tạo hình ảnh bằng Replicate MCP server. Đỉnh hơn nữa là khi lắp nhiều server vào một client, mở ra workflow mới: vừa generate UI front-end từ Cursor, vừa kêu agent dùng thêm MCP server khác để tạo hero image cho website. Tưởng tượng tui đang code giao diện, xong bảo agent: “Ê, vẽ thêm cái banner cho tao, nhanh!” – và nó làm được thật.
Ngoài Cursor, use case hiện nay chia làm hai kiểu chính: workflow cho dev và trải nghiệm mới lạ nhờ LLM client.
Workflow kiểu dev
Dev tụi mình ai chả muốn sống chết trong IDE, khỏi phải nhảy qua app khác làm các việc linh tinh. MCP server sinh ra để biến giấc mơ đó thành hiện thực.
Thay vì mở Supabase check database, giờ tui xài Postgres MCP server để chạy lệnh SQL read-only ngay trong IDE. Muốn tạo cache index? Upstash MCP server lo hết. Khi đang iter code, tui còn dùng Browsertools MCP để agent truy cập live environment, lấy console log hay debug real-time. Hôm trước tui debug một bug chết tiệt trong Chrome, agent dùng Browsertools lôi thẳng log ra, tìm lỗi trong 5 phút – không có MCP chắc tui ngồi mò cả ngày.
Chưa hết, MCP còn unlock khả năng thêm context siêu chính xác cho coding agent. Thay vì tự tay setup integration, tui chỉ cần crawl web hoặc auto-generate MCP server từ docs có sẵn. Ví dụ, tui làm dự án cần gọi API của một dịch vụ lạ hoắc, thay vì mò docs viết integration từ đầu, MCP server tự sinh ra từ API spec, agent dùng ngay được. Tiết kiệm cả đống thời gian boilerplate, tập trung vào việc chính.
Trải nghiệm mới
Không chỉ IDE như Cursor mới là MCP client đâu. Với dân non-tech, Claude Desktop là tool thân thiện để chơi với MCP. Sắp tới, chắc chắn sẽ có thêm client chuyên biệt cho các task business như support khách hàng, viết content marketing, thiết kế, hay edit ảnh – các thứ mà AI mạnh về pattern recognition và sáng tạo.
Cách thiết kế MCP client quyết định khả năng của nó. Một app chat khó mà có canvas vẽ vector, còn tool design thì ít ai mong chạy code remote. Nói chung, trải nghiệm MCP client là yếu tố định hình trải nghiệm người dùng – và tụi mình còn cả tá thứ để khám phá.
Highlight, ví dụ, thêm lệnh @ để gọi bất kỳ MCP server nào trong client của nó. Kết quả là một UX pattern mới: client tự pipe content vào app khác. Tui từng thấy một dev dùng Highlight với Notion MCP, gõ
@notion
, agent tự tạo note từ đoạn chat, đẩy thẳng vào Notion – mượt như bơ.
Case khác là Blender MCP server: giờ dân nghiệp dư không rành Blender cũng có thể dùng ngôn ngữ tự nhiên mô tả model 3D muốn build. Cộng đồng đang phát triển server cho Unity, Unreal Engine nữa, text-to-3D đang thành hiện thực. Tui thử kêu Claude Desktop với Blender MCP: “Tạo cho tao cái xe đua đỏ, bánh xe quay được” – 10 phút sau có model ngon lành, trước đây chắc tui bỏ cuộc từ khâu mở Blender.
MCP đang ở đâu, đi đâu?
Dù hay nói về server-client, hệ sinh thái MCP đang dần hình thành khi giao thức tiến hóa. MCP client ngon giờ đa phần là coding-centric – không lạ, vì dev luôn là nhóm thử tech mới đầu tiên. Nhưng khi MCP ổn định, tui cá sẽ có thêm client cho business.
MCP server hiện tại chủ yếu là local-first, tập trung vào single player, do mới hỗ trợ SSE và command-based connection. Khi remote MCP được ưu tiên và dùng Streamable HTTP, server adoption sẽ bùng nổ. Marketplace như Mintlify’s mcpt, Smithery, OpenTools cũng đang nổi lên, giúp dev dễ tìm, chia sẻ, và đóng góp server mới – kiểu npm cho JS hay RapidAPI cho API vậy. Tui từng lướt mcpt, thấy server cho đủ thứ từ GitHub action tới Google Sheets, cài cái là agent dùng được luôn.
Tương lai MCP:
MCP giờ mới ở giai đoạn đầu của agent-native architecture. Dù hype lắm, vẫn còn cả đống vấn đề chưa giải được:
• Hosting & multi-tenancy: MCP giờ là 1 agent – nhiều tool, nhưng SaaS cần multi-user truy cập server chung. Remote server mặc định là cách nhanh, nhưng enterprise chắc chắn muốn tự host, tách data và control plane. Cần toolchain ngon hơn để deploy MCP server quy mô lớn.
• Authentication: MCP chưa có chuẩn auth nào, để tự implement hết. Local thì không cần auth rõ ràng, nhưng remote MCP muốn lên level thì phải có cách auth thống nhất – từ OAuth cho client-server tới helper cho third-party API.
• Authorization: Ai được dùng tool, quyền tới đâu? MCP chưa có permission model, giờ chỉ toàn session-level access – mở hết hoặc khóa hết. Cần cơ chế chi tiết hơn, nhất là khi agent và tool ngày càng nhiều.
• Gateway: Khi MCP scale, cần gateway để quản lý auth, traffic, tool selection. Tương tự API gateway, nó sẽ route request, balance load, cache response – cực kỳ cần cho multi-tenant.
• Discoverability: Tìm và setup MCP server giờ còn thủ công. Anthropic tháng trước hint về MCP server registry – nếu thành hiện thực, adoption sẽ bứt phá.
• Execution: Workflow AI thường cần chain nhiều tool, nhưng MCP chưa có khái niệm workflow native. Dev đang thử tool như Inngest, nhưng đưa stateful execution thành first-class mới là cách dài hạn.
MCP thay đổi game AI tooling thế nào?
MCP làm tui nhớ tới API dev hồi 2010s – mới mẻ, thú vị, nhưng toolchain còn non. Nếu MCP thành chuẩn, tương lai sẽ ra sao?
• Cạnh tranh: Dev-first company không chỉ cần API ngon mà còn phải có bộ tool xịn cho agent. Agent tự tìm tool qua search, nên tool phải nổi bật, chi tiết hơn nhu cầu của human dev.
• Pricing mới: Mọi app thành MCP client, mọi API thành server, agent sẽ chọn tool dựa trên tốc độ, giá, relevance. Thị trường tool sẽ cạnh tranh khốc liệt, ưu tiên performance và modularity.
• Docs quan trọng hơn bao giờ hết: Docs phải machine-readable (kiểu llms.txt), MCP server sinh ra từ đó sẽ là chuẩn.
• Tool > API: API là khởi đầu, nhưng tool là abstraction cao hơn.
Thay vì send_email(), agent có thể chọn draft_email_and_send() để tối ưu – MCP server sẽ xoay quanh use case, không chỉ API.
• Hosting mới: MCP client đa bước, cần retry, resumability. Hosting provider sẽ phải tối ưu load balancing real-time giữa các server để agent chọn tool hiệu quả nhất.
MCP đang định hình lại hệ sinh thái AI-agent. Nếu giải quyết được các vấn đề nền tảng, nó có thể thành giao diện mặc định cho AI-tool interaction, mở ra kỷ nguyên autonomous, multi-modal AI. Năm nay sẽ là bước ngoặt – liệu MCP marketplace có thống nhất? Auth có seamless không? Multi-step execution có vào giao thức chính thức? Hồi hộp chờ xem!
(source: a16z)
MCP Market Map
(cre: Yoko)

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Voice Chat